Tin tức chung
Tháo gỡ ‘nút thắt’ trong liên kết chuỗi, mở lối ra cho nông sản Việt
Thứ năm, 16/11/2017 12:00:00 AM

Trên địa bàn cả nước hiện có 400 chuỗi liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Thậm chí, nhiều địa phương lúng túng trong triển khai, doanh nghiệp hoang mang không biết liên kết cụ thể theo mô hình nào. Điều này khiến nông sản của nhi

Sản xuất Thanh Long

Ảnh minh họa

10 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản đạt 29,8 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng rau của quả chiếm 2,8 tỷ. Bên cạnh đó, nhu cầu các sản phẩm nông sản của thế giới đang tăng cao, đặc biệt là sản phẩm gạo. Như vậy, tiềm năng là rất lớn.

Cùng với đó, hiện các doanh nghiệp, Tập đoàn, các hợp tác xã (HTX) đã quan tâm vào đầu tư dây truyền sản xuất và chế biến. Các Bộ ngành Trung ương cũng rất quan tâm tạo điều kiện.

"Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong ngành. Đặc biệt, thách thức lớn nhất là làm sao gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, bởi nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu hiện ở dạng thô. Đồng thời, chi phí sản xuất và thời gian đều liên quan tới năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Do đó, cần các giải pháp giảm chi phí về sản xuất, vận chuyển, thời gian sản xuất sản phẩm...”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết.

Để làm điều này, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phải liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết được từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo chất lượng mẫu mã, vị thế và vai trò của sản phẩm nông sản Việt Nam.

“Liên kết là vấn đề tất yếu trong chuỗi giá trị hàng hoá, không còn cách nào khác là liên kết giữa người sản xuất, các đơn vị chế biến và nhà phân phối”, Thứ trưởng khẳng định.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, có hai vấn đề khó nhất với ngành khi liên kết là, thứ nhất, xây dựng vùng nguyên liệu lớn, vì những rào cản liên quan tới đất đai và khả năng của từng địa phg. Tích tụ tập trung đất đai để sản xuất lớn như vậy là rất khó. Phía bắc, mỗi hộ dân chỉ có mấy sào ruộng, người nông dân có xu hướng ít cũng giữ, không cho thuê.

Thứ hai, là vấn đề nhận thức của người tham gia HTX trong chuỗi này. Bởi, vẫn còn tư tưởng nhà nước cho gì mới vào HTX. Và Kể cả người đã tham gia HTX để vận động tham gia liên kết cũng khó, do chưa thấy hiệu quả tức thì của liên kết. Còn HTX thì nghĩ khi làm liên kết thu được cái gì? Nhà nước hỗ trợ gì? Đồng thời là hợp đồng lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi.

“Do đó, để thay đổi tư tưởng này quan trọng nhất vẫn là ý thức của Giám đốc, Hội đồng quản trị HTX”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết. Các địa phương rất quyết liệt xây dựng các chuỗi liên kết. Nhu cầu liên kết của các HTX rất lớn, bởi quy mô sản xuất nhỏ, nhu cầu về đầu ra rất lớn. Tuy nhiên, những mối liên kết còn lúng túng, vì chưa có những mô hình cụ thể, trách nhiệm của các bên (nhà nước, người dân, DN) như thế nào.

Lấy ví dụ trong ngành mía đường, ông Trung cho biết, nhà máy của công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá), hiện liên kết với rất nhiều hộ dân cho diện tích vùng nguyên liệu mía lên tới 30.000 ha. Do đó, doanh nghiệp phải có 1 bộ máy lớn để làm việc ký kết với từng hộ dân, tiến hành thanh lý rất nhiều hợp đồng mỗi năm, gây tốn chi phí và thời gian.

“Hiện, cả nước có hơn 300.000 ha mía đường, với hơn 1 triệu lao động. Hoạt động từ trước giờ toàn do nhà máy kí kết với nông dân nên xảy ra chuyện nhà máy bảo nông dân cung cấp nguyên liệu không đúng thời điểm, số lượng, nông dân lại bảo là nhà máy ép giá. Nên người ta không tin nhau. Với việc thí điểm, sẽ thành lập HTX đại diện cho hộ nông dân. DN kí kết với 1 đầu mối thống nhất sẽ hiệu quả hơn nhiều”, ông Trung cho biết thêm.

Do đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn Việt Nam (UCA) đã hợp tác xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp– HTX – hộ nông dân.

Theo thỏa thuận hợp tác, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cùng với 5 doanh nghiệp: Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam; Công ty CP giống cây trồng Trung ương; Công ty TNHH Toản Xuân; Công ty CP Mía đường Lam Sơn và Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai thí điểm triển khai kế hoạch phối hợp xây dựng hợp tác xã, hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã và hộ nông dân trong một số lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ mía đường, lúa gạo và các sản phẩm nông sản an toàn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT rất mong các doanh nghiệp và các địa phương, khi tham gia thí điểm sẽ đi đến cùng, không nói chung chung. Vướng ở đâu của liên kết cũng sẽ cùng các bộ ngành tháo gỡ.

“Cơ chế chính sách cũng có những hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ mỗi HTX 2 cán bộ cùng với một phần ngân sách xây dựng hạ tầng. Nhưng cốt lõi vẫn là là ý thức của hội đồng quản trị của HTX và doanh ghiệp. Sau khi ký, các địa phương, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược với bước đi cụ thể, từng bước 5-10 hợp tác xã nhân rộng ra. Vùng nguyên liệu ở đâu, hỗ trợ tnao cho hiệu quả”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Ông Phạm Anh Tuấn – Giám đốc UCA – cho biết: Trọng tâm của Đề án là đề xuất xây dựng thí điểm Trung tâm kết nối sản xuất sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn Việt Nam theo vùng và liên vùng. Trung tâm sẽ làm nhiệm vụ chính là quản lý, phân phối, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào như giống, phân bón, thuốc vảo vệ thực vật, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ… và bao tiêu đầu ra cho các HTX, các chủ thể liên quan trong vùng và liên vùng.

Trung tâm sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, để các loại nông sản đến tay người tiêu dùng có lý lịch rõ ràng, hồ sơ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chặt chẽ, minh bạch. Từ đó xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, nâng cao tính hiệu quả, quản lý được chất lượng đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra. Từng bước làm minh bạch hóa thị trường nông sản an toàn và trở thành nơi kết nối, phân phối các sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ truyền thống và tiến tới xuất khẩu.

Theo Xã Luận

Nguồn: http://www.ttcgroup.vn/vi/linh-vuc/mia-duong/tin-tuc/thao-go-nut-that-trong-lien-ket-chuoi-mo-loi-ra-cho-nong-san-viet/

Chia sẻ với bạn bè qua:
Video clip
Hình ảnh hoạt động
Kỷ niệm 5 năm thành lập Kỷ niệm 5 năm thành lập 8 tháng 3 Kỷ niệm 5 năm thành lập 8 tháng 3
Thống kê truy cập