Khuyến nông
Các biện pháp thâm canh và tăng năng xuất - chất lượng mía.
Thứ tư, 12/1/2011 12:00:00 AM

Để đạt mục tiêu phấn đấu niên vụ mía 2011 - 2012 đạt năng suất bình quân từ 65 - 70 tấn/ha, chữ đường: 10 CCS. Ban Cải tiến NS-CL mía đề nghị cho áp dụng quy trình KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG MÍA, áp dụng trên mía trồng mới vụ HT và ĐX 2010 và mía chăm sóc gốc tại các khu vực thuộc diện tích hợp đồng trồng mía trong vùng nguyên liệu công ty.

 

A. CHẾ ĐỘ CANH TÁC:
 
1. THỜI VỤ TRỒNG.
 
a. Vụ HT 2011
Thời gian trồng từ :  15/04 – 15/05/10
(Tùy theo điều kiện thời tiết có thể trồng sớm hơn so với lịch trên)
b. Vụ ĐX 2011.
Tùy theo điền kiện từng lô đất thời vụ trồng có thể bố trí như sau:
- Vùng đất gò cao:    từ  15/10 – 30/11/11
- Vùng đất thấp:        từ  01/12 – 31/12/11
 
2. CHỌN GIỐNG.
         Chọn giống có năng suất chữ đường cao, thích nghi với điều kiện  canh tác ở từng dạng đất. Các giống mía đã được chọn lọc, đang được nhân giống trong vùng nguyên liệu của công ty là: VN84-4137 (phục tráng giống); K93-219; K95-156; K95- 161; K 95-84;  LK 92-11; K 88-200; và phục tráng giống K 84-200 …
         Đối với giống VN84-4137 được bố trí ở những vùng đất cao, thuận lợi giao thông vận chuyển để thu hoạch đầu vụ chế biến.
         Hom mía giống được chọn trên những lô mía tơ, có chế độ canh tác riêng cho mía giống, sạch sâu bệnh và không lẫn giống.
         Trong quá trình lột tề ngọn phải loại bỏ hết các hom mía không đạt tiêu chuẩn như bị sâu đục thân, đường kính hom không đạt, hom lẫn giống.
         Sau khi tề, xếp hom thành dãy. Tiến hành phun thuốc diệt nấm ở 2 đầu hom mía để phòng trừ bệnh rượu và nấm bệnh hại mía.
         Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh sau: RIDOMIL 72WP; TILT SUPER 300EC; MANCOZEB 80WP … Liều lượng phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
         Số lượng hom:           45.000 – 50.000 hom/ha
 
3. LÀM ĐẤT.
         Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng mới: Do Máy kéo công suất 892 HP trở lên  và thiết bị làm đất đủ tiêu chuẩn (giàn cày 03 chảo có ĐK: 680 -720 mm) để thực hiện công việc:
         Trong vụ HT11, khâu cày đất cho HĐ trồng mới trên đất nông nghiệp sẽ do công ty đứng ra thực hiện, theo quy trình kỹ thuật chung.
Cày không lật 01 lần  
Giàn cày 03 lưỡi  
Khoảng cách giữa 2 lưỡi 50 - 60 cm  
Phải đạt độ sâu > 40 cm  
Cày phá lâm 02 lần phải đạt độ sâu 25 - 30 cm
Cày trở 02 lần phải dạt độ sâu 20 - 25 cm
Rạch hàng 01 lần phải đạt độ sâu 30 - 35 cm
khoảng cách hàng 1.0 - 1.1 m  
 
Chú ý:
  • Làm đất khi đất đang còn độ ẩm và rạch hàng vuông góc với hướng dốc để chống sói mòn và rửa trôi phân bón.
  • Trồng vụ Đông xuân đối với đất trảng nhiễm phèn  không nên cày quá tầng sinh phèn
  • Yêu cầu kỹ thuật làm đất mía chăm sóc:
Cày không lật (ngay sau khi băm gốc).
Máy kéo công suất 890 HP trở lên.
01 lần
Giàn cày 02 lưỡi
Khoảng cách giữa 2 lưỡi 100 - 110 cm ( tùy theo khoảng cách giữa 2 hàng mía)
Phải đạt độ sâu > 40 cm
 
4. PHÂN BÓN.
a. Trồng mới.
Công thức bón:
Bón NPK theo công thức:200 - 220 kgN , 150 - 160 kgP2O5 , 200 -220 K2O kg/ 01ha.
Gồm các loại sau:
Vôi 1000 kg Bón sau khi cày không lật.

Phân HC vi sinh: (Tanimix, bã bùn) hoặc phân hữu cơ khác tương ứng

3000 kg Bón lót 100%
 
* Có thể bón theo công thức phân như sau:
b. Phân đơn.
Loại phân Khối lượng (Kg) Bón lót (Kg) Thúc 1 (Kg) Thúc 2 (Kg)
Urea 500 100 200 200
Lân 1000 500 500  
Kali 400 50 150 200

 c. Phân Hỗn hợp.

Loại phân Khối lượng (Kg) Bón lót (kg) Thúc 1 (Kg) Thúc 2 (Kg)
NPK 16-16-8 600 300 300  
Urea 150   100 50
KCl 150   100 50
NPK 17-10-17 400     400
 
d. Mía chăm sóc gốc.
* Công thức bón: Tăng thêm 15% so với mía tơ.
 
5. TƯỚI NƯỚC.
          - Là biện pháp tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tưới nước có thể tăng năng suất từ  20 - 40 tấn/ha.
          - Khoảng cách giữa các lần tưới cách nhau từ 10-20 ngày/lần đối với tưới phun.
20 - 30 ngày/lần đối với tưới chảy.
          - Thời điểm tưới: từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
          - Tưới vừa đủ ẩm đất, không nên tưới dư nước dễ làm đất bị nén chặt và lãng phí nước.
 
6. CHĂM SÓC, LÀM CỎ, BVTV.
          - Đối với mía trồng mới nên phun thuốc diệt mầm khi đất còn đủ ẩm, tiến hành làm cỏ kịp thời khi cỏ mới xuất hiện, không để cỏ trổ bông. Dùng thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate phun xịt các đường ranh không trồng mía.
          - Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch tiến hành cày không lật giữa hàng, sau đó cày ra, bón phân và tro ở giữa hàng mía rồi cày lấp lại để hạn chế bốc hơi và rửa trôi phân bón.
          - Các vùng đất thấp triền trảng nên sử dụng thuốc trừ cỏ gốc Ametryn, Atrazine, Diuron hỗn hợp với 2,4D mang lại hiệu quả cao hơn so với làm thủ công. (Theo hướng dẫn sử dụng thuốc trừ cỏ cho mía)
          - Tiến hành phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IBM). Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng lúc; đúng thuốc; đúng liều; đúng cách.
 
7. THU HOẠCH.
          - Lịch thu hoạch mía căn cứ trên giống mía, thời gian trồng, ngày thu hoạch vụ trước. Kiểm tra độ Brix ngoài đồng trước khi thu hoạch. Đối với mía gốc có thời gian chín sớm hơn mía vụ tơ nên cần bố trí thời gian thu hoạch sớm hơn. Từ khi thu hoạch đến chế biến không để quá 48 h để đảm bảo chất lượng mía.
          - Cán bộ kỹ thuật khu vực, ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát HĐ thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật, để đảm bảo đạt kết quả như quy trình đề ra.

 

B. CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG.
 
I. VAI TRÒ CỦA CHẤT HỮU CƠ.
          Tuy chất hữu cơ (CHC) có chứa tỉ lệ rất nhỏ trong đất chỉ chiếm khoảng 1- 6% trọng lượng nhưng ảnh hưởng của CHC đến các tính chất đất rất lớn. Các tính chất nầy sẽ ành hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của thực vật CHC đóng góp các vai trò chính sau:
 
1. HÌNH THÀNH CẤU TRÚC ĐẤT.
          CHC liên kết với các hạt khoáng hình thành nên cấu trúc viên của đất, tạo cho đất có tính tơi xớp. CHC rất có hiệu quả trong việc tạo tính ổn định cấu trúc nầy do Vi sinh vật (VSV) và rể thực vật tiết ra các chất có tính keo.
2. TĂNG KHẢ NĂNG GIỮ NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG.
 
          CHC cũng làm tăng khả năng giữ nước của đất , Ngoài ra CHC là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho thực vật như: N, P, S khi CHC bị phân giải các chất dinh dưỡng nầy sẽ dược giải phóng thành các dạng ion hoà tan cây trồng dễ dàng hấp thu, cuối cùng, CHC bao gồm dư thừa động, thực vật là sản phẩm chính cung cấp Carbon và năng lượng cho VSV đất. Không có hoạt động hoá sinh quan trọng nầy, hệ sinh thái sẽ ngừng hoạt động.
 
3. MÙN.
          Là một CHC có màu đen hay nâu, tích luỹ trong đất do chúng khá bền với sự phân giải của VSV, sét là thành phần keo của các chất Vô cơ, thì mùn  là thành phần keo của CHC. Do màng điện tích trên bề mặt nên mùn và sét chính là cầu nối giữa các hạt của đất, cả hai mùn và sét đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc của đất. Điện tích bề mặt của mùn và sét có khả năng hấp thu và giữ các ion  dinh dưỡng, các phân tử nước. Tuy nhiên, khả năng giữ chất dinh dưỡng và nước của mùn cao hơn rất nhiều so với sét tính trên một đơn vị trọng lượng. Khác với sét, mùn còn chứa một số thành phần khác như  các chất kích thích sự sinh trưởng của thực vật, tuy với một hàm lượng rất nhỏ trong đất, nhưng mùn có thể kích thích sự gia tăng sinh trưởng của thực vật một cách đáng kể.
 
II. CHẤT LƯỢNG ĐẤT, SỰ THOÁI HOÁ VÀ PHỤC HỒI.
          Đất là tài nguyên cơ bản và có giới hạn của tất cả hệ sinh thái. Trong lịch sử con người chúng ta làm huỷ hoại đất rất nhanh so với sự huỷ hoại của tự nhiên, một số loại đất bị xói mòn nghiêm trọng, khai thác triệt để…… Hậu quả trên sẽ gây thoái hoá chất lượng đất dẫn đến sa mạc hoá.
1.  CHẤT LƯỢNG ĐẤT.
          Chất lượng đất là chỉ số đo khả năng thực hiện các nhiệm vụ sinh thái học của đất, chất lượng đất phản ảnh tổng hợp các tính chất hoá học, lý học và sinh học. Trong đó có một số tính chất tương đối không thay đổi. Các tính chất nầy dùng để xác định các loại đất riêng biệt, như sa cấu đất và thành phần khoáng học của đất. Các tính chất như: cấu trúc đất,  hàm lượng CHC có thể thay đổi bởi kỷ thuật quản lý đất, kỷ thuật canh tác các tính chất tương đối dễ thay đổi có thể dùng để đánh giá chất lượng đất so với tìm năng của chúng, tương tự như độ đục của nước và hàm lượng 02 dùng để đánh giá chất lượng nước của một dòng sông.
 2. SỰ THOÁI HOÁ ĐẤT.
          Khi chế độ quản lý không thích hợp sẽ làm đất thoái hoá nghiêm trọng chất lượng đất do xói mòn. Một nguyên nhân nữa làm thoái hoá chất lượng đất là do nhiễm các chất độc ở hàm lượng cao Fe, Pb, Al… (bón phân chất thảy từ Vedan) tưới tiêu không hợp lý trên các vùng khô hạn. Khi canh tác con người thu hoạch các sản phẩm, nhưng không bù đắp lại CHC  và phân bón, hàm lượng CHC trong đất sẽ nhanh chống bị kiệt quệ. Sự ô nhiễm các chất độc do công nghiệp chế biến, hoá chất, cũng làm đất bị thói hoá. Sự thoái hoá do ô nhiễm thường, xảy ra cục bộ nhưng tác động rất lớn đến môi trường.
 
3. SỰ PHỤC HỒI ĐẤT THOÁI HOÁ.
          Trong khi bảo vệ chất lượng đất điều cần thiết đầu tiên là giữ cho đất không bị thoái hoá, nhiều vùng đất thoái hoá có thể sẽ được phục hồi. Bằng cách trồng các thực vật tự nhiên hoặc các giống cây họ đậu, trong một thời gian, sau đó có thể canh tác kết hợp với việc bón phân hữu cơ và phân bón loại bỏ các chất độc.
 
III. KỶ THUẬT BÓN PHÂN.
          Ông bà ta thường nói: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đây là câu thành ngữ mà ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác, đến nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó. Vậy phải làm thế nào để bón phân đúng cách, đúng lúc và đúng thời vụ. Sử dụng phân bón như thế nào cho thích hợp và đạt hiệu quả cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía, điều kiện dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất. Mật độ cây hữu hiệu, chiều cao cây đường kính thân. Trọng lượng cây cũng từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây mía.
          Để hoàn thành toàn bộ quá trình sinh trưởng và thành thục ngoài các yếu tố C.H.O cây có thể lấy được từ nước và khí quyển, cây còn lấy từ đất phân bón, các nguyên tố đa lượng N.P.K và các nguyên tố trung lượng Ca. Mg, S cây hút từ đất nhiều nhất là các nguyên tố đa lượng N.P.K, kế đến là Ca, hàng năm người ta phải bù đắp lại cho đất dưới dạng phân bón. Cây trồng còn cần rất ít nguyên tố vi lượng (TE) như: Fe, Bo, Mo, Mn……
          Mía là cây cao sản một năm có thể cho ta từ 100- 200 tấn mía cây. Thời gian sinh trưởng của cây mía dài từ 10- 15 tháng nên yêu cầu dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.
Kỹ thuật bón phân cho mía nhằm đạt 03 mục tiêu:
          - Tăng năng suất cây mía.
          - Tăng hàm lượng đường.
          - Nâng độ phì nhiêu của đất.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài và bền vững.
Thông thường muốn có được 100 tấn mía cây nguyên liệu cây mía cần bón:
          N: 200- 220 kg (nguyên chất)
          K: 200- 270 kg (nguyên chất)
          P2O5 : 80- 170 kg (nguyên chất)
 
1. PHÂN ĐẠM VÀ CÁCH BÓN:
          - CO(NH2) Urê. 46%
          - (NH4)2S04 (SA) Sulfate amon chứa 21% N và 24%S
          - (NH4N03)  Nitrate amon chứa 33- 34% N
(Khuyết điểm: đông cục do hút nước mạnh khi tiếp xúc với các chất có Cacbor dễ gây cháy nổ)
          - Monoanmonium phosphate ((NH4)2HPO 20%N và 46% P205
          - NH4Cl  (clorua amon) chứa 25%N
          - Bicarbonnate amon (NH4N03) chứa 17% N
          - Nitratkali KN03 chứa 13%N
          Phân đạm giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với năng suất và chất lượng mía.
Đạm tham gia vào thành phần các Acil Amin và các chất Proterin trong cây mía, phần lớn N chứa trong các tế bào sinh trưởng.
          Cây mía có thể hút đạm để dự trữ trong cây rồi dùng dần. Thông thường bón 1 kg đạm nguyên chất có thể cho 1 tấn mía nguyên liệu.
Tuỳ đất, giống và mục tiêu năng suất người ta có thể bón từ 200- 220 kg đạm nguyên chất cho 1 ha mía.
          Có thể bón đạm cho mía dười nhiều dạng phân khác nhau như sumfat a môn (SA) (NH4)2SONitratamon (NH2)CO phân Urê, phân DAP, phân tổng hợp NPK
Thiếu đạm lá mía có màu vàng nhạt, mía thường đẻ ít, cây hữu hiệu thấp, sớm bước vào giai đoạn tích luỹ đường. Đủ đạm mía sẽ đẻ nhiều cây to cao, bộ lá xanh tươi số lá xanh tồn tại nhiều.
          Thừa đạm lá sẽ có màu xanh thẫm, cây yếu ớt dễ đỗ ngã, lóng dài, nhiễm sâu bệnh, hàm lượng đường thấp chín chậm hơn bình thường.
          Cách bón N có thể bón: 2- 3lần/vụ. (1 lần lót, 1 lần thúc, hoặc 1 lần lót 2 lần thúc)
          Bón N phải nắm vững các nguyên tắc sau:
                    + Bón ngầm và bón sâu để hạn chế lượng đạm mất đi do ánh nắng bốc hơi và do mưa rửa trôi, chảy tràn.
                    Không nên bón đạm rải láng trên mặt đất. Nếu bón 2- 3 lần thì các lần bón thúc phải cày ra, xong bón phân vào rãnh rồi lắp lại. Hoặc dùng cuốc  bón phân vào đất và lấp đất lại. Hoặc kết hợp bón phân với vun gốc (bón xong vun gốc ngay)
                    + Phải kết thúc bón đạm trước 03 tháng để không ảnh hưởng đến hàm lượng đường.
                    + Phải bón cân đối giữa N, P , K (NPK) theo tỉ lệ 2:1:2 hoặc 2:1,5:2 tính theo lượng nguyên chất.
 
2. PHÂN LÂN VÀ CÁCH BÓN
          - Cây hấp thu lân trong đất dưới dạng H2P04và H2P042-
          - Đá Phosphate (A patite nghiền): 16- 17% P2O5, [Ca3P04)2]3CaF2, CaCO3 (CaOH)3
          - DAP (NH4)2 + HPO4 (Diamononium) Phosphate (46% P2O5) và 18% N
          - MAP NH4H2PO4  (13- 48- 0) Monoammonium  Phosphate (48% P2O5) và (13% N)
          - Lân giúp cho việc tạo thành Protein có trong nhân Tế bào và gần như kiểm soát phần lớn các hoạt động của tế bào giúp cho tế bào phân chia và các bộ phận rể, thân, lá phát triển.
Lân có ảnh hưởng rất lớn đến sự đẻ nhánh và phát triển của bộ rể. Bộ lá chứa nhiều P giúp cho sự quang hợp diễn ra nhanh hơn. Đủ lân cây trồng sẽ phát huy được tác dụng và hiệu quả của N và K, sẽ cho năng suất cao phẩm chất tốt, hàm lượng đường cao (lân chỉ có tác dụng gián tiếp đến hàm lượng đường và tốc độ tích luỹ đường
          - Thiếu lân:
                    + Cây mía giảm tốc độ tăng trưởng, giảm chiều dài và đường kính thân. Giảm tốc độ hình thành lá và các lóng mía. Thiếu lân mía sẽ đẻ nhánh ít, chậm ,làm cho mật độ cây hữu hiệu thấp, lá ngắn và bé lại, đuôi lá chống khô, lá chống già, chết sớm.
                    + Thiếu lân bộ rễ phát triển yếu và kém, không phát triển xuống sâu được dẫn đến khả  năng chịu hạn kém, mùa khô chống héo và sinh trưởng còi cọc.
                    + Thiếu Lân còn ảnh hưởng đến thành phần hoá học trong cây mía, hàm lượng lân trong nước mía giảm, gây trở ngại cho việc lắng trong nước mía, khi chế biến đường.
          - Có thể bón lân ở cả nhiều dạng: Lân Supper long thành, Lân nung chảy ( Văn điển) Lân lâm thao hoặc DAP, NPK……tốt nhất tuỳ theo đất mà chọn loại phân tương ứng.
                    + Đất trung tính PH>=7 hoặc kiềm nên bón Supper lân hoặc Phosphat amon (DAP)
                    + Đất hơi chua PH=5,5 -5,9 bón loại phân lân nào cũng được
                    + Đất chua PH<=5,5 nên bón lân nung chảy (Văn điển) hoặc phosphat nghiền.
          - Cách bón: phân lân tốt nhất là bón lót toàn bộ hoặc bón thúc toàn bộ lần 1.
 
3. PHÂN KALI VÀ CÁCH BÓN
          Các loại phân Kali thông dụng trên thị trường:
  1. KCl chức 60- 63% K2O màu đỏ, nâu, hung, trắng tuỳ thuộc vào mỏ khai thác và qui trình chế biến
  2. K2SO4 chức 50- 53% K2O và 17 % S
  3. KNO3 chứa 13 % N 44% K2
          - Cây mía cần một lượng kali rất lớn, lớn hơn cả N và P, cây mía cần nhiều Kali nhưng Kali không phải là thành phần tham gia cấu trúc tế bào, kali chỉ tham gia vào thành phần các men, làm nhiệm vụ xúc tác trong các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cây mía.
          - Kali không tham gia vào cấu trúc tế bào, nhưng lại rất cần trong quá tình hình thành tế bào, cấn thiết trong quá trình đồng hoá Carbon, khi quang hợp, trong quá trình tổng hợp Proterin.
          - Kali giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển Proterin và đường, giữ sự cân bằng nước trong cây. Làm giảm xu hướng héo rủ, tăng khả năng chịu hạn và chống đỗ ngã của cây mía.
          - Bón Kali đầy đủ và cân đối với N, P sẽ làm cho cây mía sinh trưởng mạnh đẻ nhiều, bộ rễ phát triển tốt, năng suất mía cây cao. Tích luỹ đường tốt và tích luỹ đường sớm hơn, phẩm chất nước mía tốt, độ thuần khiết cao dễ chế biến
          - Kali còn có tác dụng làm cứng các tổ chức tế bào tăng hàm lượng cenllulose trong cây mía, tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh gió bão…… Kali giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh  nước các nhược điểm của sự thừa N.
          - Thiếu Kali cây mía sẽ đẻ nhánh ít, bộ rễ phát triển kém. Kích thước lá giảm dễ nhiễm sâu, bệnh, năng suất thấp, phẩm chất kém, chịu hạn yếu……
          - Cách bón Kali: Bón Kali nên chia ra 2- 3 lầm bón.
                    + Bón lót 1/3
                    + Bón thúc 2/3 phần còn lại
 
4. VÔI VÀ CÁCH BÓN VÔI:
          Vôi (Canxi = Ca) tham gia vào cấu tạo thân nhất là màng tế bào,  canxi  có quan hệ hình thành các mô sinh trưởng và hoạt động của bộ lá.
          Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của VSV trong đất. Giải phóng lân bị cố định.
          Đất có độ pH <=5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.
          - Lượng bón từ 1- 1,5 tấn/ha rải đều trên đất và cày vùi.
          - Đối với đất tự nhiên, đất xám bạc màu pH max 5,8- 3,8 min (Nguồn ĐHCT 2008) cần tăng cường bón vôi để nâng cao độ pH và khả năng trao đổi chất ở bộ rễ mía. Nên sử dụng vôi Dolomail 1 tấn/ha vì trong thành phần vủa vôi Dolomail các nguyên tố Mg (Manhê)  là thành phần của nhân tế bào cây trồng phát triển giúp cho bộ lá thêm xanh, vôi Dolomail khi rải không bị làm bỏng da.
Chia sẻ với bạn bè qua:
Video clip
Hình ảnh hoạt động
8 tháng 3 Kỷ niệm 5 năm thành lập Kỷ niệm 5 năm thành lập Tưới mía 8 tháng 3
Thống kê truy cập